Thuê xe du lịch

Thuê Tàu - Cano

Xe đưa đón sân bay

Xe khách

Blog

[TOP 11+ Bí Quyết] Sau Bạn Sẽ Không Lo Say Tàu Xe!

Say tàu xe 1 vấn đề thường xuyên xảy ra với du khách khi ngồi trên ô tô ✅ xe bus. Để có nhưng phút giây khỏe mạnh ✅ ý nghĩa tham quan và khám phá Nha Trang thì bạn nên chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm sau. Tổng hợp kinh nghiệm, bí quyết chống say tàu xe hiệu quả, đảm bảo bạn có 1 chuyến đi du lịch an toàn.

[TOP 10+] Bí Quyết Chống Say Tàu Xe Hiệu Quả [MỚI 2024]

05/10/2018 3288 lượt xem

Tàu xe mùa lễ tết là nỗi ảm ảnh của rất nhiều người. Việc di chuyển đường xa khiến bạn say xe, mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Hôm nay, thuê xe du lịch Nha Trang sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm ăn gì để chống say tàu xe hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích một phần nào đó cho quý khách mang lại cho quý khách chuyến hành trình khỏe mạnh, vui vẻ.

Tại sao chúng ta lại bị say xe?

Say tàu xe là hiện tượng xảy ra khi những cảm nhận trong tai của bạn đối với chuyển động không khớp với những gì mà mắt nhìn thấy, hoặc ngược lại. Đó là tình trạng phổ biến ở một số người khi họ di chuyển bằng xe hơi, xe lửa, máy bay hoặc tàu, thuyền. Nhiều người cũng bị tình trạng này khi họ chơi tàu lượn hoặc các trò chơi mạo hiểm tương tự ở các công viên giải trí. Say tàu bắt đầu với cảm giác lo lắng, bồn chồn, toát mồ hôi hoặc chóng mặt,… sau đó nhanh chóng khiến bạn bị buồn nôn và ói mửa.

Những ai có nguy cơ bị say tàu xe?

Mặc dù phụ nữ mang thai và trẻ em được cho là đối tượng dễ bị say tàu xe nhất, tuy nhiên, hầu như ai cũng có khả năng bị say tàu xe. Đối với những người di chuyển bằng tàu/thuyền, say sóng có thể được xem như một dạng của say tàu tàu xe. Một số yếu tố có thể khiến bạn dễ bị say xe hơn như sợ hãi hoặc lo lắng về chuyến đi, phương thức đi lại, không khí trong xe không thông thoáng và không thể nhìn ra cửa sổ.

Xem thêm: Thuê Xe 7 Chỗ Ở Nha Trang

Nguyên nhân của say tàu xe

Say tàu xe xảy ra do các tín hiệu gửi từ mắt và tai đến não không đồng nhất. Nếu bạn không thể nhìn thấy chuyển động, hoặc ngược lại, nếu bạn không thể cảm nhận được sự chuyển động mà mắt của bạn nhìn thấy, não sau đó có thể sẽ nhận được một tín hiệu không nhất quán về thông tin và các triệu chứng của say tàu xe bắt đầu xuất hiện.

Các dấu hiệu và triệu chứng của say tàu xe

Ban đầu, người bị say tàu xe sẽ có cảm giác lo lắng, tiếp theo là toát mồ hôi lạnh và chóng mặt. Một số người có thể có các biểu hiện khác như da nhợt nhạt, đồng thời lượng nước bọt gia tăng, kèm theo triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Buồn nôn và nôn thường sẽ xảy ra sau các triệu chứng ban đầu.

Khi nào nên đưa người bị say tàu xe đến bệnh viện?

Đa số các trường hợp, người bị say tàu xe thường không cần phải có sự can thiệp đặc biệt từ các đội ngũ y tế, trừ khi người đó bắt đầu bị mất nước do nôn mửa dai dẳng. Đối với hầu hết mọi người, khi chuyển động dừng lại, các triệu chứng sẽ giảm và sau đó biến mất hoàn toàn.

Click ngay: Những mẹo chống say xe hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em

Làm thế nào để thoát khỏi hiện tượng say tàu xe?

Không nên nhịn đói khi đi xe

Khi bị đói bụng rất dễ bị say xe, vì vậy bạn nên ăn một chút gì đó trước khi lên xe. Tuy nhiên không nên ăn quá no. Bởi khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải làm việc vất vả, tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.

Uống thuốc chống say

Mỗi lần có kế hoạch đi xe đường dài, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi lên xe khoảng 40 phút. Uống thuốc với nước ấm hoặc bổ sung thêm Vitamin B1 để giảm thiểu khả năng bị say xe.

Nhìn ra xa

Khi lên xe, nếu bị say thì nên hạn chế nhìn vào những vật gần, màn hình điện thoại hay đọc sách. Hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển.
Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục "ngọ nguậy" quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt.

Bấm huyệt mát xa

Có 2 huyệt vị giúp bạn hạn chế say xe đó là huyệt nội quan và huyệt hợp cốc. Chịu khó bấm 2 huyệt này trong khi di chuyển trên xe sẽ giúp giảm tình trạng say đáng kể.

Gừng tươi

Có thể dùng một miếng gừng tươi hoặc một miếng khoai tây tươi dán vào vùng rốn, sau đó dùng băng dính dán dính chặt vào trong quá trình di chuyển. Đồng thời có thể dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm một miếng gừng tươi trong miệng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Xem thêm: Thuê Xe 29 Chỗ Tại Nha Trang

Vỏ cam quýt

Dùng một ít vỏ cam quýt tươi cuộn tròn lại nhét vào mũi, tinh dầu ở vỏ cam sẽ giải phóng trong mũi, làm cho bạn giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa.
Nếu không có vỏ cam thì có thể dùng vỏ chanh hoặc các trái cây họ cam quýt đều được.

Chuyển hướng sự chú ý

Khi không có thuốc hoặc không thể uống thuốc chống say, bạn có thể thắt thắt lưng chặt hơn hoặc dùng vật gì chèn quấn quanh bụng với mục đích làm cho bụng được chặt lại, các cơ quan nội tạng không bị lỏng, di chuyển tự do trong khoang bụng. Điều này dễ khiến cho bạn bị nôn sau mỗi lần xe chạy gặp phải "ổ gà".
Hãy chú ý đến việc gì đó khác thay vì suy nghĩ rằng bạn đang đi xe, bạn sợ say và bạn có cảm giác buồn nôn. Càng nghĩ nhiều, càng dễ bị say.

Chú ý thông gió

Những chiếc xe nhỏ kín mít hoặc những xe nặng mùi xăng dầu thì đều là nguyên nhân khiến việc say xe trở nên trầm trọng hơn. Nếu không mở được cửa kính xe, bạn nên ngồi ở nơi có nhiều gió nhất trên xe, ví dụ như phía trước xe, nơi có họng điều hòa.
Ngoài ra, nếu không có giải pháp tốt hơn, bạn nên cố gắng ngủ trong thời gian di chuyển. Ngủ là cách tốt nhất để dỗ dành cơ thể vượt qua được cảm giác say xe một cách nhẹ nhàng.

Không nên ăn ngay khi đã bị nôn

Sau khi lên xe, bạn đã không chịu nổi việc say xe nữa và bắt đầu bị nôn. Lúc này thì đành phải để nôn cho hết và không tiếp tục ăn uống trong giai đoạn này. Phản ứng nôn của cơ thể đang tồn tại thì sẽ điều khiển não chỉ huy việc nôn cho bằng sạch thức ăn có trong dạ dày.
Sau khi đỡ hơn, bạn mới có thể bắt đầu uống nước đường hoặc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Phải chuẩn bị phương án dự phòng

Dù muốn hay không, nếu bạn là người dễ bị say xe thì nên chuẩn bị trước những chiếc túi nylon để có khi phải dùng đến. Lưu ý là trước khi lên xe không nên ăn uống quá nhiều, đặc biệt là các chế phẩm từ sữa.

Tập thể dục

Vận động, tập thể dục thể thao là cách tốt nhất và lâu dài nhất trong việc giảm nhẹ chứng say xe ở nhiều người. Thân thể khỏe mạnh thì mới vượt qua được cảm giác bị say xe tấn công. Bởi khi bạn đã quen với vận động, nhào lộn, cơ thể liên tục thay đổi trạng thái, thì khi ngồi trên xe với tốc độ nhanh hoặc gặp đường xấu "ổ gà" thì vẫn có thể kiểm soát được sự cân bằng.

Trường hợp say tàu xe bạn có thể chuyển qua sử dụng dịch vụ xe máy. Hiện tại chúng tôi cung cấp dịch vụ thuê xe máy Nha Trang để quý khách có thể dễ dàng di chuyển và đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình đi du lịch.

Người bị nôn ói do say xe, nên ăn uống thế nào?

Đối với người có dạ dày nóng

  • Dùng một ít củ mã thầy, rửa sạch, gọt vỏ, thêm nước nấu thành canh và uống.
  • Nấu cháo gạo trắng và hạt đậu xanh loãng, thêm chút muối rồi ăn lúc nóng ấm.

Đối với người có dạ dày lạnh

  • Dùng ít gừng tươi, để nguyên vỏ, rửa sạch, thái lát, giã nhỏ rồi pha với nước để uống.
  • Dùng 3 lát gừng tươi, nấu cùng 100g gạo trắng thành cháo, thêm khoảng 5g nhục đậu khấu nấu tiếp cho chín thì ăn cháo ấm nóng.

Kết luận:

Với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây. Thuê xe du lịch Nha Trang hy vọng sẽ giúp quý khách có thể phòng tránh được say xe hiệu quả. Xin chúc quý khách 1 chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa!

Đặt Xe Và Thanh Toán
Để tư vấn & đặt xe, quý khách có thể:

- Gọi đến hotline 24/24: 0989.412.788 - 0989.412.788 (Zalo)

- Gửi mail cho chúng tôi: info@thuexedulichnhatrang.vn

- Hoặc đặt xe online ngay trên website, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.

Phương thức thanh toán:

- Thanh toán trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc hướng dẫn viên.

- Chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Xem thêm thông tin tài khoản

Hỗ trợ tư vấn ngay
Bài viết liên quan
Gửi đánh giá
Đánh giá

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Du Lịch Alpha Tourist
Số ĐKKD 4201998113 do Sở KHĐT T. Khánh Hòa cấp ngày 04/04/2024 - Người đại diện: Trần Thị Trinh